Những vấn đề về kinh nguyệt luôn là mối bận tâm khiến các Nàng phải đau đầu trong những ngày đèn đỏ. Đặc biệt, một hiện tượng mà các Nàng có thể sẽ bắt gặp đó chính là tình trạng “
kinh nguyệt màu đen". Liệu rằng, đây có phải là tình trạng bất thường báo động những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra ở cô bé? Hãy để Laurier cung cấp “tất tần tật" thông tin về kinh nguyệt màu đen để cùng Nàng bảo vệ tốt hơn cho cô bé nhé!
1. Hiện tượng kinh nguyệt màu đen
Màu sắc kinh nguyệt có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của Nàng, tùy theo từng giai đoạn, kinh nguyệt sẽ có màu sắc khác nhau. Hiện tượng “kinh nguyệt màu đen" không phải là tình trạng hiếm gặp, Nàng có khả năng sẽ bắt gặp khi vừa bắt đầu những ngày đèn đỏ hoặc cuối chu kỳ. Có thể lý giải việc máu kinh màu đen là do máu bị oxy hoá khi đang thoát khỏi tử cung và âm đạo hoặc có thể bắt nguồn từ tình trạng ứ đọng máu lâu ngày còn sót lại từ đợt hành kinh trước.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các Nàng có thể chủ quan và lơ là trước hiện tượng này. Nếu kinh nguyệt màu đen xảy ra kèm với những dấu hiệu bất thường, Nàng sẽ cần phải theo dõi quan sát kỹ để phòng tránh những nguy hiểm đang “rình rập" cô bé và cả cho sức khoẻ của Nàng!
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt màu đen
Có 6 nguyên nhân chủ yếu khiến máu kinh nguyệt thay đổi từ màu đỏ bình thường sang màu đen hoặc nâu:
a. Rối loạn nội tiết tố
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thức khuya, tinh thần căng thẳng hay chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày thiếu lành mạnh khiến Nàng mắc phải rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm độ dày của thành tử cung, máu kinh bị dồn đọng trong tử cung lâu nên bị oxy hóa khiến các Nàng dễ dàng bắt gặp kinh nguyệt màu đen vón cục.
Tình trạng rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt màu đen cũng dễ dàng bắt gặp ở tuổi dậy thì nội tiết của vùng dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng chưa ổn định hoặc ở tuổi mãn kinh do chức năng buồng trứng bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng sai cách có thể dẫn đến các vấn đề tuyến giáp khiến máu kinh nguyệt ở cô bé bị thay đổi
b. Các bệnh phụ khoa
Các bệnh lý về tử cung như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, u nang tử cung có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa tử cung của Nàng khiến tử cung căng tức, niêm mạc tử cung bong không đều, chảy máu kéo dài và màu kinh nguyệt thay đổi. Nếu mắc phải những căn bệnh này, các Nàng cần tìm đến bác sĩ trong thời gian sớm nhất để chữa trị kịp thời, bảo vệ tử cung để tránh dẫn đến các vấn đề về sức khỏe sau này.
c. Cấu tạo tử cung bất thường
Các Nàng có cấu tạo tử cung gập hơn so với bình thường sẽ khiến máu kinh nguyệt khó lưu thông và đẩy ra ngoài. Điều này khiến hiện tượng oxy hoá diễn ra lâu và tình trạng kinh nguyệt màu đen sẽ xuất hiện.
d. Can thiệp phụ khoa
Ngoài những lý do kể trên, những di chứng từ việc can thiệp phụ khoa như mổ đẻ, điều trị bệnh khiến vết sẹo mổ hình thành, ảnh hưởng gián tiếp đến máu kinh màu đen.
e. Chứng viêm vùng chậu (PID) hoặc các bệnh nhiễm trùng khác
Nếu như các Nàng chưa biết thì vùng chậu nằm ở bụng dưới, bao gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung, âm đạo, ngoài ra còn có bàng quang và đại trực tràng. Chứng viêm vùng chậu (PID) chính là hệ quả các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục lây lan sang âm đạo và các cơ quan khác trong hệ thống sinh sản.
Các triệu chứng của các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) và chứng viêm vùng chậu (PID), bao gồm:
- Chảy máu khi quan hệ tình dục
- Đau nhức “cô bé" khi đi tiểu
- Đau hoặc cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu
- Ngứa âm đạo
- Xuất hiện các đốm máu giữa các chu kỳ kinh.
- Sốt kèm với các cơn ớn lạnh
Các Nàng khi mắc các bệnh STIs hay PID có thể khiến kinh nguyệt màu đen và “cô bé" có mùi hôi. Nếu không được điều trị kịp thời, các mối nguy hiểm này có thể dẫn đến các biến chứng như đau vùng chậu mãn tính hoặc vô sinh.
f. Tích tụ kinh nguyệt âm đạo
Tình trạng tích tụ kinh nguyệt âm đạo là hiện tượng khi máu bị chặn và không thể lưu thông ra khỏi tử cung, cổ tử cung hoặc “cô bé”. Điều này khiến máu kinh nguyệt bị oxy hoá do thời gian tồn tại lâu trong cơ thể và chuyển sang màu đen.
Nguyên nhân gây tích tụ kinh nguyệt đến từ những vấn đề bất thường bẩm sinh ở cấu tạo âm đạo, màng trinh, vách ngăn âm đạo hoặc trong trường hợp hiếm gặp là không có cổ tử cung. Những biến chứng này nếu nghiêm trọng sẽ khiến Nàng có thể bị vô kinh (mất kinh hoàn toàn), đau, cảm thấy dính hoặc bị lạc niêm mạc tử cung.
3. Kinh nguyệt màu đen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể nàng?
Đối với các Nàng, kinh nguyệt đều đặn và màu kinh nguyệt đỏ tươi chính là những dấu hiệu thể hiện cơ thể bạn đang khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là lớp niêm mạc bong tróc dễ dàng và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng. Chính vì vậy, khi máu kinh nguyệt chuyển sang màu đen chính là hình ảnh phản chiếu hoạt động của cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh sản của Nàng đang gặp vấn đề.
a. Ảnh hưởng đến sức khoẻ
Việc mất cân bằng nội tiết tố khiến Nàng dễ dàng mắc phải những vấn đề về như: mụn trứng cá, xuất hiện tàn nhang, da mặt trở nên kém sắc và xanh xao. Ngoài ra, cơ thể Nàng luôn trong trạng thái mệt mỏi, tăng cân hay nổi mồ hôi ban đêm. Sự mất cân bằng trong hormone còn dẫn tới những xáo trộn về mặt tâm lý khi Nàng rơi vào tình trạng lo âu kéo dài, căng thẳng hay bỗng dưng “bốc hỏa".
b. Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Hiện tại, chưa có bất kỳ kết luận nào chỉ ra rằng kinh nguyệt màu đen ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt màu đen có thể là mối hiểm hoạ tác động gián tiếp đến vấn đề này. Rối loạn nội tiết tố hay các bệnh phụ khoa sẽ làm giảm ham muốn tình dục, cản trở quá trình thụ tinh, lâu dài dẫn đến tình trạng hiếm muộn và vô sinh. Điều này về lâu dài có thể giảm chất lượng đời sống hôn nhân, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
4. Cách điều trị hiện tượng kinh nguyệt màu đen
.jpg)
Trong những ngày đèn đỏ, nếu “cô bé" của Nàng xuất hiện tình trạng kinh nguyệt màu đen đi kèm các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, đau vùng chậu, mất cảm giác quan hệ, khí hư có mùi hôi và màu lạ, Nàng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ở những bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể nhưng cơ bản sẽ có hai phương pháp chính:
a. Phương pháp nội khoa - Phương pháp điều trị bằng thuốc
Nếu nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, Nàng có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dùng để điều hòa kinh nguyệt, điều hoà nội tiết tố trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh việc giúp chu kỳ và tiết tố ổn định bình thường, các loại thuốc này còn giúp máu kinh nguyệt lưu thông ổn định, tránh tình trạng tắc nghẽn và oxy hoá ở cổ tử cung. Tuy nhiên, Nàng nên lưu ý tránh việc lạm dụng thuốc và phải theo chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên môn.
b. Phương pháp ngoại khoa - Phương pháp điều trị bằng việc sử dụng các kỹ thuật can thiệp
Ngược lại, nếu nguyên nhân gây kinh nguyệt màu đen xuất phát từ cấu tạo tử cung, các bệnh phụ khoa, các bệnh vùng chậu (PID) và các bệnh viêm nhiễm khác thì phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ là lựa chọn hiệu quả cho Nàng. Phương pháp này có sự can thiệp trực tiếp các kỹ thuật y khoa để điều trị triệt để các “mầm mống" gây bệnh.
5. Lời khuyên từ Laurier để nàng phòng tránh hiện tượng kinh nguyệt màu đen
Laurier biết rằng những ngày đèn đỏ luôn khiến các Nàng mệt mỏi vì hàng tá các triệu chứng như đau bụng kinh, tức ngực, rối loạn nội tiết tố. Vì thế, để hiện tượng “kinh nguyệt màu đen" không trở thành nỗi lo âu và bận tâm, Laurier mách nàng các phương pháp hữu hiệu để phòng tránh cho bản thân cũng như bảo vệ 100% cho “cô bé” của mình.
Hãy luôn chú ý về tần suất quan hệ tình dục trong những “ngày đèn đỏ". Tốt hơn hết, Laurier khuyên Nàng không nên quan hệ trong những ngày hành kinh vì đây là thời điểm rất dễ gây viêm nhiễm. Đặc biệt, Nàng không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu như chưa tham khảo hoặc nhận được sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học. Nàng nên nói không với những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ và các các đồ uống có chất kích thích. Nàng có thể tìm hiểu thêm
“Những loại thực phẩm tốt cho bạn gái vào ngày đèn đỏ"
Tập luyện sức khoẻ, Nàng có thể thử những bộ môn như yoga hay thiền để không chỉ thể lực, tinh thần cũng sẽ được nâng cao. Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc căng thẳng, quá sức, giữ tinh thần thoải mái khi bước vào kỳ kinh nguyệt vì tâm trạng căng thẳng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Không tự ý dùng các loại thuốc nội tiết can thiệp các kỹ thuật y khoa nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp tình trạng kinh nguyệt ra máu đen đi kèm các triệu chứng khác như sốt, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, thường xuyên ra khí hư có mùi hôi, màu lạ hoặc kinh nguyệt có mùi hôi tanh.
Đặc biệt, việc lựa chọn một người bạn đồng hành là điều không thể thiếu để “cô bé” luôn trong trạng thái thoải mái nhất.
Laurier Safety Night Đêm sẽ đem lại cho bạn những giấc ngủ êm ái, không ngại lo toan với lõi siêu thấm Block Core giúp thấm nhanh và nhiều hơn gấp 1.4 lần. Với ba tác động chống tràn: siêu thấm, siêu vừa vặn, siêu mềm mại, Nàng có thể ngủ ngon trong bất kỳ tư thế nào. Một đêm ngon giấc sẽ giúp bạn tươi tắn vào sáng hôm sau, mặc kệ đó là những ngày đèn đỏ. Thêm một tip nữa dành cho Nàng để tránh hiện tượng kinh nguyệt màu đen là hãy chú ý vệ sinh vùng kín, luôn dự phòng băng vệ sinh trong người để thay thường xuyên. Cách lựa chọn và sử dụng băng vệ sinh phù hợp sẽ giúp Nàng tránh máu tích tụ, gây viêm nhiễm phụ khoa
[Internal link ] Mách Nàng “Cách lựa chọn băng vệ sinh phù hợp"
Như Laurier đã đề cập, kinh nguyệt màu đen không phải là tình trạng đáng báo động cho “cô bé" và tử cung của Nàng trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác, chắc chắn Nàng không nên làm lơ, hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên để điều trị dứt điểm trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, việc lựa chọn “trợ thủ đắc lực" đồng hành bên bạn trong những ngày này được xem là điều cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu Nàng vẫn còn “lăn tăn" hay vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần tháo gỡ về cô bé, ngày đèn đỏ, chuyện hành kinh hay các bệnh phụ khoa, nàng hãy truy cập chuyên mục
“Sức khỏe phụ khoa" hoặc liên hệ với Laurier tại [gmail/hotline/đăng ký newsletter] để được tư vấn nhé!