LÀ NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CÙNG NỮ GIỚI,
LAURIER LUÔN MONG MUỐN GIÚP NÀNG MÃI KHỎE ĐẸP BỪNG SỨC SỐNG.

Với thế mạnh về công nghệ, Laurier luôn dõi theo nhu cầu của các chị em đối với chu kỳ kinh nguyệt và nỗ lực giúp một nửa thế giới tận hưởng mỗi ngày trọn vẹn nhất, tiếp thêm động lực cho họ can đảm theo đuổi ước mơ. Laurier tin rằng mặc dù chu kỳ không thể thay đổi, nhưng Laurier chắc chắn có thể thay đổi cách bạn cảm nhận về những ngày “ương bướng” ấy.

Dấu Hiệu Có Kinh Và Cách Phân Biệt Với Dấu Hiệu Mang Thai
Những dấu hiệu có kinh thường khiến nàng lầm tưởng rằng cơ thể đang gặp vấn đề bất thường. Thậm chí, nàng có thể nhầm lẫn dấu hiệu sắp có kinh nguyệt với có thai vì một vài triệu chứng phổ biến thường thấy như căng ngực, đau lưng, thay đổi tâm trạng,... Để nàng có sự chuẩn bị tốt nhất và thoải mái trải qua những ngày đèn đỏ, Laurier mách nhỏ cho nàng cách nhận biết dấu hiệu có kinh và cách phân biệt chúng với các dấu hiệu mang thai nhé! 
 
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? 
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do không có sự thụ thai làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu ở tuổi dậy thì và kéo dài cho đến khi mãn kinh. Tuy độ dài chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là thường khác nhau, nhưng trung bình chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài 28 ngày. 
Trong vòng 7-10 ngày trước kỳ kinh nguyệt, nàng thường gặp các triệu chứng khó chịu về mặt thể chất và tinh thần. Đây được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS). Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Một số nguyên nhân được chỉ ra như: sự thay đổi hoóc môn nội tiết tố nữ (Progesterone, Estrogen), thiếu serotonin - chất điều hòa sản xuất hoóc môn nội tiết tố nữ, thiếu Magie và Canxi, di truyền,... (Theo Medlatec.vn). Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra với hầu hết phụ nữ, biểu hiện của nó thường nhẹ nhàng và các nàng đều có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, nàng vẫn nên tìm hiểu rõ về các triệu chứng này để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước “ngày ấy". 
 
2. Một số dấu hiệu có kinh nguyệt phổ biến: 
Trước mỗi kỳ kinh nguyệt, nàng thường gặp một số dấu hiệu kinh nguyệt như sau: 
 a. Khí hư ra nhiều: 
Trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen của nàng gia tăng khiến lượng chất nhầy ở tử cung tăng lên nhanh chóng, khí hư vì vậy cũng tiết ra nhiều hơn. Trong thời gian này, nàng sẽ cảm thấy vùng kín ẩm ướt hơn bình thường. Đây là dấu hiệu có kinh rõ nhất mà các nàng hay gặp phải. Tuy nhiên, nàng cần phải lưu ý sự khác nhau giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Nếu khí hư ra nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường như: có mùi hôi, màu sắc chuyển xanh và xám, ngứa ngáy vùng kín,... thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Lúc này, nàng cần phải đi thăm khám ngay để đảm bảo an toàn cho nàng và “cô bé" 
b. Căng tức ngực 
Đau và căng tức ngực là dấu hiệu sắp có kinh phổ biến ở nữ giới. Khi gần đến kỳ kinh nguyệt, kích cỡ ngực sẽ to hơn bình thường kèm theo cảm giác căng cứng. Ngoài ra, nàng có thể cảm thấy nặng, đau và nhạy cảm tại vùng ngực. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone estrogen tăng lên làm vùng ngực thay đổi. Để cải thiện tình trạng này, nàng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin E như cà rốt, cà chua, ngũ cốc,... 
c. Da nhờn và nổi mụn 
Một trong những dấu hiệu có kinh dễ nhận biết nhất đó là mụn trứng cá. Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể khiến cơ thể sản xuất nhiều chất dầu hơn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những nốt mụn trứng cá xuất hiện trên da. Những nốt mụn này chỉ xuất hiện trong giai đoạn kinh nguyệt, khác với mụn dậy thì, và sẽ không “tồn tại" lâu trên làn da nàng đâu. Vậy nên, nàng đừng quá lo lắng khi gặp triệu chứng này nhé. 
 d. Đau đầu  
Trước chu kỳ kinh nguyệt, sự xáo trộn nội tiết tố estrogen đột ngột có thể gây ra các cơn đau đầu có liên quan đến chu kỳ kinh như đau nửa đầu. Ngoài ra, nàng cũng có thể bị đau căng cơ, dẫn đến đau nhức và mệt mỏi toàn thân.
e .Đau vùng lưng dưới, vùng bụng
Đây là dấu hiệu có kinh phổ biến và dễ nhận biết nhất. Đau vùng lưng dưới xảy ra do cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone prostaglandin gây co bóp tử cung, khiến nàng dễ bị đau thắt lưng vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nàng cũng có thể gặp tình trạng đau bụng kinh (thống kinh) vào những ngày này. Để giảm tình trạng đau lưng và đau bụng kinh, nàng có thể tham khảo thêm “6 cách giảm đau bụng kinh để nàng thoải mái hơn vào ngày ấy”. 
f. Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thay đổi 
Càng gần đến những ngày đèn đỏ, nàng càng cảm nhận rõ rệt những thay đổi về mặt cảm xúc. Bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể vào trước kỳ kinh gây ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất hoá học trong não, nàng dễ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, buồn vui thất thường,... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biểu hiện sắp có kinh rất thường gặp ở mọi chị em phụ nữ. 
g. Dấu hiệu ở đường tiêu hoá 
Hệ tiêu hoá cũng có thể gặp những thay đổi khi nàng đến kỳ kinh nguyệt. Các vấn đề như tiêu chảy, táo bón hoặc chướng bụng cũng được coi là dấu hiệu có kinh. Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện thoáng qua và hết rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nàng sẽ phải đối diện với dấu hiệu này cho đến tận ngày có kinh nguyệt. Vì vậy, nàng hãy chú ý chế độ ăn uống nhiều hơn và bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hoá nhé. 

 
3. So sánh dấu hiệu có kinh và có thai ở nữ giới
a. Điểm giống nhau giữa hội chứng tiền kinh nguyệt so với dấu hiệu mang thai
Một vài dấu hiệu mang thai trong thời kỳ đầu có thể giống với các triệu chứng báo hiệu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Các triệu chứng phổ biến thường thấy ở cả hai tình trạng này bao gồm: 
- Đau đầu: Nàng hoàn toàn có thể bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trước mỗi kỳ kinh nguyệt, dù đau đầu là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ đầu thai kỳ.
- Đau lưng: Triệu chứng này là một dấu hiệu sắp có kinh phổ biến nhưng nó cũng là một trong những triệu chứng cho thấy nàng đang mang thai.  
- Thay đổi tâm trạng: Đây là dấu hiệu thường gặp ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và đầu thai kỳ, bao gồm: lo lắng, cáu kỉnh, thường xuyên thay đổi tâm trạng. 
- Táo bón: Như đã đề cập ở trên, táo bón có thể xuất hiện ở giai đoạn trước kỳ kinh báo hiệu ngày đèn đỏ sắp đến. Đồng thời, táo bón cũng có thể xảy ra vào thời kỳ đầu mang thai do sự thay đổi nội tiết tố.  
- Đau và căng vú: Đau, căng vú đều có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai cũng như trước kỳ kinh nguyệt.
- Đi tiểu nhiều: Phụ nữ có thể bị đi tiểu nhiều hơn nếu đang mang thai hoặc sắp có kinh.
b. Sự khác biệt giữa hội chứng tiền kinh nguyệt so với dấu hiệu mang thai
*Chảy máu hoặc ra máu âm đạo:
-Tiền kinh nguyệt: Phụ nữ thường sẽ không ra máu kinh nguyệt trong giai đoạn trước kỳ kinh. 
-Mang thai sớm: Một trong những dấu hiệu mang thai sớm thường gặp là hiện tượng chảy ít máu ở âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu nhỏ có màu hồng hoặc màu nâu đậm. Hiện tượng này thường xảy ra 10 – 14 ngày sau khi thụ thai và cũng không tiết ra nhiều dịch. Tình trạng này được gọi là máu báo thai và sẽ xảy ra trong vài ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt thông thường. 
*Mệt mỏi
-Tiền kinh nguyệt: Vào giai đoạn này, nàng thường dễ mệt mỏi và khó ngủ. Hiện tượng này thường sẽ sớm biến mất. 
-Mang thai sớm: Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng đột ngột có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng cũng nhiều khả năng sẽ kéo dài suốt thai kỳ. 
Thèm ăn hoặc chán ăn: 
-Tiền kinh nguyệt: Nàng có thể thay đổi sở thích ăn uống của mình vào giai đoạn tiền kinh nguyệt. Nàng có thể sẽ thèm các món ăn ngọt, món rán, món mặn hoặc các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa… 
-Mang thai sớm: Nếu đã mang thai, bạn có thể có thể sẽ rất thèm ăn. Tuy nhiên, khác với triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn sẽ đồng thời cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn, dù trước đây bạn rất thích chúng.
*Đau bụng: 
-Tiền kinh nguyệt: Nàng có thể bị chuột rút và đau bụng trước khi có kinh. 
-Mang thai sớm: Những tuần đầu thai kỳ, thỉnh thoảng bạn có thể sẽ bị chuột rút nhẹ với cảm giác giống như trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, đau bụng khi mang thai thường xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới.
*Buồn nôn:
-Tiền kinh nguyệt: Dấu hiệu có kinh thường không xuất hiện các cơn buồn nôn. 
-Mang thai sớm: Ốm nghén là một trong những dấu hiệu phổ biến báo hiệu rằng bạn đang mang thai. Các cơn buồn nôn thường xuất hiện một tháng sau khi có thai. 
 c.Những dấu hiệu đặc trưng chỉ có ở thai kỳ
Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của thời kỳ đầu thai kỳ và ít có khả năng xảy ra do sắp có kinh nguyệt:
-Mất kinh: Không có kinh là triệu chứng điển hình của việc mang thai
-Sạm quầng vú hoặc núm vú: Triệu chứng này thường xảy ra sớm nhất vào khoảng 1-2 tuần sau khi thụ thai. Đây hoàn toàn không phải dấu hiệu kinh nguyệt. 
-Tiết dịch âm đạo: Khác với khí hư sinh lý, dịch âm đạo màu trắng đục sẽ tiết ra nhiều trong thời kỳ đầu mang thai do sự gia tăng estrogen trong thai kỳ. 
 
4. Khi nào nàng cần thăm khám bác sĩ trong chu kỳ kinh nguyệt? 
Khi gặp bất kỳ trường hợp nào dưới đây trong kỳ kinh nguyệt, nàng nên thăm khám bác sĩ kịp thời để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp: 
Nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội và máu kinh nguyệt chảy ra quá nhiều 
Nếu nàng chưa có kinh trong vòng 90 ngày liên tục, hoặc nàng có kinh thường xuyên - nhiều hơn một lần sau mỗi 21 ngày, hoặc nàng có kinh nguyệt ít hơn một lần sau mỗi 35 ngày
Các bệnh lý liên quan đến kỳ kinh nguyệt và bệnh phụ khoa có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ sinh sản của nàng. Vì vậy, Laurier khuyên nàng nên chủ động tìm gặp các bác sĩ uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé. 
 
5. Lời khuyên từ Laurier để nàng luôn sẵn sàng cho “ngày ấy"
 
“Ngày ấy" sẽ không bao giờ là một nỗi lo nếu nàng thấu hiểu cơ thể và có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình. Đồng hành cùng nàng trên chặng đường xoá tan những lo âu về “ngày rụng dâu”, Laurier mách nàng một số tips nhỏ để nàng luôn thật thư thái vào “ngày ấy": 
1. Nàng hãy luôn chuẩn bị sẵn băng vệ sinh trong túi xách để kịp thời sử dụng khi cần nhé. Ngoài ra, để tránh gặp phải những tình huống khó xử khi “bà dì" tới bất ngờ, nàng nên sử dụng dòng Active Fit cho những ngày tiền kinh nguyệt. Băng vệ sinh hằng ngày Active Fit là dòng băng vệ sinh siêu thấm, chuyên dụng cho những ngày đầu-cuối kì kinh nguyệt hoặc những ngày tiền kinh nguyệt xuất hiện nhiều khí hư. Sản phẩm sẽ là “người bạn đồng hành" giúp nàng vượt qua những ngày tiền kinh nguyệt một cách thoải mái nhất nhờ: 
Lõi hạt siêu thấm thần kỳ giúp thấm hút vượt trội hơn so với băng vệ sinh hàng ngày thông thường .
Vòng chống tràn xung quanh cùng thiết kế dài hơn, rộng hơn giúp ngăn tràn hiệu quả.
Màng đáy thoáng khí tuần hoàn giúp thoát hơi ẩm hiệu quả giúp da nàng luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Thiết kế mỏng nhẹ cùng bề mặt mềm mịn để đảm bảo êm dịu cho vùng da nhạy cảm của nàng
2. Nàng nên chú ý chế độ ăn uống của mình. Nàng hãy hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa nhiều caffeine, rượu và các thực phẩm chứa nhiều muối. Điều này giúp nàng kiểm soát các triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt một cách hiệu quả. 
Cuối cùng, nàng hãy thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc để giảm thiểu căng thẳng trong những ngày tiền kinh nguyệt nhé. Tâm trạng nàng phải thật thoải mái thì các dấu hiệu có kinh mới mau chóng thuyên giảm. 
Các dấu hiệu có kinh là hiện tượng rất bình thường thường gặp ở mọi chị em phụ nữ vào giai đoạn tiền kinh nguyệt. Vậy nên, nàng đừng lo nếu cơ thể gặp phải những dấu hiệu trên khi chuẩn bị đến “ngày ấy”. Laurier hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp nàng hiểu hơn về các dấu hiệu kinh nguyệt mà bản thân đang gặp phải, an tâm hơn khi bước vào kỳ kinh nguyệt của mình và thoải mái tự tin làm những gì nàng thích.    
 
BÀI VIẾT KHÁC




KAO © 2017 Copyright | Quyền lợi pháp lý | Điều khoản