Nàng có biết, hầu hết các bệnh phụ khoa ở “cô bé" đều do một tác nhân chính gây ra, đó chính là Nấm Candida. Những tác động của nấm Candida ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khoẻ cô bé. Tuy nhiên, Nàng đã thực sự hiểu hết về Nấm Candida, hay những dấu hiệu phát hiện bệnh phụ khoa để bảo vệ “cô bé” đúng cách ? Hãy để Laurier mách nhỏ cho nàng nghe nhé!
1. Nấm Candida là gì mà lại khiến các Nàng “ét-ô-ét" đến vậy ?
Một sự thật bất ngờ là nấm Candida luôn tồn tại trong cơ thể con người ở một tỉ lệ nhất định. Nấm Candida không phải yếu tố ngoại quan xâm nhập vào cơ thể mà tồn tại ở nhiều bộ phận như hệ tiêu hoá, miệng, da, vùng kín. 75% cô bé của các Nàng sẽ gặp phải kẻ thù không đội trời chung này một lần trong đời. Khi cơ thể khỏe mạnh, độ ẩm ở cô bé được cân bằng, nấm Candida sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ “cô bé”. Tuy nhiên, khi độ pH ở “cô bé” mất cân bằng do những yếu tố khách quan và chủ quan, các Nàng sẽ rơi vào tình trạng nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men, Candida âm đạo.
/Internal link 1/ Xem thêm “Những bệnh phụ khoa nàng cần lưu ý”
Căn
bệnh phụ khoa thường gặp này xuất phát vì một trong những
nguyên nhân sau đây
:
a. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ thường xuyên khiến niêm mạc dễ dàng tổn thương, “cô bé" suy yếu và cũng là cơ hội để nấm Candida xâm nhập. Bên cạnh đó, việc quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn sẽ gia tăng khả năng lây nhiễm từ người suy bệnh. Chính vì vậy, các Nàng đừng quên chủ động bảo vệ bản thân và “cô bé” trước, trong và sau khi “ân ái" các Nàng nhé! .
b. Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch hay khả năng đề kháng của cơ thể con người được ví như tấm “lá chắn" bảo vệ các tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể mất đi khả năng bắt giữ và chống lại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Một số căn bệnh, nguyên nhân khiến khả năng đề kháng suy giảm đáng kể đó là nhiễm HIV/Aids, “lạm dụng” Corticoid - thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau, bệnh đái tháo đường và hội chứng thận hư.
c. Thói quen vệ sinh “cô bé" không đúng cách
Việc vệ sinh “cô bé" là một trong những thói quen cần đặc biệt chú trọng trong chu trình chăm sóc cơ thể nha các Nàng! Môi trường mất cân bằng, độ ẩm cao làm thay đổi độ pH chính là thời cơ để nấm Candida phát triển, khiến “cô bé" rơi vào tình trạng suy yếu. Vậy làm thế nào để vệ sinh “cô bé" đúng cách? Nàng hãy cùng Laurier tìm hiểu thêm /internal link 2/ “Mẹo vệ sinh vùng kín đúng cách cho nàng” nhé!
d. Rối loạn nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt
Thời điểm chu kỳ kinh nguyệt, các Nàng dễ dàng rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết tố. Hiện tượng thiếu hụt estrogen và progesterone gây ra sự mất cân bằng giữa các loại nấm men và vi khuẩn. Sự phát triển của nấm men Candida khiến “cô bé" bị nhiễm trùng. Ở thời điểm này, các Nàng hãy chuẩn bị cho mình những người “bạn thân” thật tâm lý, vừa đi qua những ngày đèn đỏ an toàn, vừa bảo vệ “cô bé" kịp thời nha.
2. Nấm Candida và những triệu chứng báo hiệu bệnh phụ khoa ở “cô bé”
Ngứa, tấy đỏ, nóng rát - là một trong những dấu hiệu đầu tiên phát hiện Candida âm đạo đã ghé thăm “cô bé" của các Nàng. Khi tiểu tiện hay quan hệ tình dục, cơ thể cảm nhận được những cơn đau và “chíu khọ” khiến các Nàng cảm thấy khó khăn hơn. Nàng cũng sẽ bắt gặp dịch tiết âm đạo trắng đục một cách thường xuyên. Nếu căn bệnh phụ khoa trở nên nghiêm trọng hơn, Nàng sẽ cảm thấy đau và nhức “vùng kín", tệ hơn là có thể gây ra tình trạng tổn thương da “cô bé" trên diện rộng.
Đặc biệt, trước những ngày đèn đỏ, căn bệnh phụ khoa này có thể khiến chu kỳ /internal link 3/ kinh nguyệt không đều. Việc “vùng kín" luôn nóng rát liên tục hoặc đau nhức sẽ khiến các Nàng tăng phần mệt mỏi trong chu kỳ kinh nguyệt. Candida âm đạo có thể gây tình trạng chậm kinh vì việc viêm nhiễm ngược dòng làm ảnh hưởng tới tử cung, buồng trứng, quá trình rụng trứng. Nếu không có những biện pháp kịp thời, hiện tượng nhiễm khuẩn nấm Candida ở “cô bé" trong những ngày đèn đỏ sẽ khiến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều nghiêm trọng và ảnh hưởng đến Nàng trong tương lai.
3. Laurier mách bạn “bí kíp" giúp “cô bé” khô thoáng đẩy nấm Candida đi xa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bỏ túi những cách này để nâng niu “cô bé” trước nấm Candida.
Vệ sinh “cô bé” hằng ngày tưởng đơn giản nhưng thật ra lại không giản đơn chút nào. Chỉ cần duy trì một vài lầm tưởng trong thói quen cũng đã khiến “cô bé” của chúng ta bị tổn thương.
Nàng nên tránh những tác động từ nước quá mạnh dẫn đến việc tiêu biến lợi khuẩn và đẩy ngược vi khuẩn vào trong, gây mất cân bằng môi trường pH. Chính lúc này, nguy cơ nhiễm nấm men Candida sẽ gia tăng.
Nàng hãy lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH=4-6, thành phần có Nano bạc hoặc tinh chất trà xanh và bạc hà, dễ sử dụng, an toàn với nhiều loại da. Trong những trường hợp đặc biệt, Nàng nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh “cô bé” phù hợp. Các Nàng hãy nhớ chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ một lần/ngày, và tránh dùng xà phòng trực tiếp lên bề mặt “cô bé" vì điều này có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm xung quanh.
“Quần chip" cũng là một yếu tố các Nàng cần cẩn thận lựa chọn để “bảo vệ” cô bé đúng cách. Nàng cần tránh những loại quần bó sát, gây cảm giác “ngột ngạt” cho “cô bé”, tạo điều kiện thuận lợi để nấm Candida phát triển.
Những phương pháp điều trị khi cô bé “lỡ va phải” bệnh phụ khoa từ nấm Candida
Tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa chính là ưu tiên hàng đầu mà các Nàng cần làm trong “to do list". Cần xác định mức độ viêm nhiễm của “cô bé" một cách chính xác nhất, để từ đây Nàng có phương pháp điều trị phù hợp.
Các Nàng cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tạm biệt những chất kích thích để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, Nàng cũng nên tránh những thức ăn có nhiều tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng và các sản phẩm lên men vì những thực phẩm trên sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của nấm Candida. Thực phẩm giàu vitamin C và A, các loại hạt và sữa chua chính là những thực phẩm chứa các lợi khuẩn như axit lactic giúp khống chế nấm Candida đấy.
Hãy hạn chế tối đa hoạt động quan hệ tình dục trong những ngày này vì Nàng có thể lây nhiễm cho người bạn tình của mình. Nàng cũng nên thay mới toàn bộ quần chip để tránh hiện tượng tái nhiễm và ngăn chặn triệt để con đường lây lan của các bệnh phụ khoa.
Để Laurier trở thành người bạn thân “cứu cánh” Nàng khỏi nguy cơ gặp nấm Candida trong những ngày đèn đỏ

Hiểu được sự nguy hiểm của nấm Candida, Laurier thiết kế dòng sản phẩm
“Laurier siêu mỏng bảo vệ 1mm”, thuận tiện cho các Nàng khi đang gặp phải những vấn đề về bệnh phụ khoa. Công nghệ SP+ Nhật Bản kháng khuẩn 99,99% ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida ở “cô bé" trong những ngày này. Rãnh hút siêu thấm 1mm kết hợp với lá xô thơm khử mùi tốt sẽ tạo cảm giác khô thoáng và cân bằng độ pH cho “cô bé". Với sự đa dạng chiều dài từ 22,5cm, 25cm đến 30cm,
Laurier Slimguard giúp Nàng thoải mái tự tin, không ngại âu lo với những vấn đề sức khoẻ của “cô bé".
Tuy vậy, các Nàng cũng đừng quên thay băng vệ sinh 4-6 tiếng/ lần trong ngày và hạn chế hoạt động mạnh có thể gây ảnh hưởng “cô bé” vào những ngày ấy. Nàng hãy chỉ sử dụng nước sạch, không sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm vì ở thời điểm rụng dâu, “cô bé” đang trong trạng thái nhạy cảm tối đa.
Nàng hãy nhớ rằng, nấm Candida luôn luôn tồn tại trong cơ thể của mỗi chúng ta. Chỉ khi môi trường bị mất cân bằng, nấm Candida mới phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa. Thông qua những kiến thức chia sẻ, Laurier hy vọng Nàng hãy tự ý thức chăm sóc sức khoẻ “cô bé" để phòng tránh nhiễm nấm Candida và những căn bệnh phụ khoa khác có thể ảnh hưởng đến “cô bé" nhé!